Chủ nhật, 19/05/2024 | 19:07
RSS

Giá gas hôm nay ngày 8/5/2024: Thị trường thế giới giảm

Thứ tư, 08/05/2024, 05:40 (GMT+7)

Giá gas hôm nay ngày 8/5/2024 ghi nhận những biến động gì ở thị trường trong và ngoài nước. Hãy cùng cập nhật trong bài viết dưới đây.

Giá gas hôm nay ngày 8/5/2024 ở thị trường trong nước

Giá gas hôm nay 8/5 ở thị trường trong nước không thay đổi từ ngày 1/5. Cụ thể, với loại bình gas 12kg, các hãng gas sẽ giảm giá với mức giảm hơn 7.000 đồng/bình. Như vậy, giá gas bán lẻ trong nước đã giảm tháng thứ hai liên tiếp kể từ đầu năm đến nay.

Cụ thể, giá gas bình Petrolimex bán lẻ (đã bao gồm VAT) tháng 5/2024 tại thị trường Hà Nội là 448.800 đồng/bình dân dụng 12 kg; 1.795.200 đồng/bình công nghiệp 48 kg, lần lượt giảm 7.300 đồng/bình 12 kg và 29.100 đồng/bình 48 kg (đã bao gồm VAT).

Nguyên nhân giảm giá lần này do hợp đồng giá gas thế giới bình quân tháng 5 ở mức 582,5 USD/tấn, giảm 35 USD/tấn so với tháng 4 và cũng như biến động Tỷ giá USD nên ở trong nước thực hiện điều chỉnh theo mức giảm tương ứng.

Giá gas hôm nay ngày 8/5/2024: Thị trường thế giới giảm

Giá gas hôm nay 8/5/2024. Ảnh minh họa.

Giá gas hôm nay ngày 8/5/2024 trên thị trường thế giới

Giá gas hôm nay 8/5 trên thị trường thế giới giảm 0,09% xuống mức 2,21 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 6/2024.

Hiện, sản lượng khí đốt của Mỹ đã giảm khoảng 9% cho đến năm 2024 sau khi một số công ty năng lượng, bao gồm EQT và Năng lượng Chesapeake trì hoãn việc hoàn thành giếng và cắt giảm các hoạt động khoan khác sau khi giá giảm xuống mức thấp nhất trong 3,5 năm vào tháng 2 và tháng 3.

EQT hiện là nhà sản xuất khí đốt lớn nhất của Mỹ và Chesapeake đang trên đà trở thành nhà sản xuất lớn nhất sau khi sáp nhập với Southwestern Energy.

Trong khi đó, Liên minh châu Âu (EU) đặt mục tiêu hoàn toàn không phụ thuộc vào nguồn năng lượng nhập khẩu từ Nga vào năm 2027. Các quan chức EU đã kêu gọi hành động phối hợp nhằm giảm nhập khẩu LNG của Nga với tất cả các quốc gia thành viên.

Trong những năm tới, nhu cầu khí đốt dự kiến tăng vọt ở các nước Đông Nam Á, nơi đang trong quá trình chuyển tiếp từ điện than sang điện khí. Vì vậy, các công ty năng lượng của Nhật Bản tìm mở rộng mảng kinh doanh LNG ở khu vực này trong bối cảnh nhu cầu trong nước suy giảm.

Theo Viện Phân tích tài chính và kinh tế năng lượng (IEEFA), có trụ ở Mỹ, nhập khẩu LNG của Nhật Bản giảm 20% kể từ năm 2018, xuống còn 67 triệu tấn hàng năm, mức thấp nhất trong một thập niên.

Tuy nhiên, nước này vẫn là khách hàng lớn, chỉ xếp sau Trung Quốc về khối lượng LNG nhập khẩu trong năm 2023. Kể từ năm 2022, các công ty Nhật Bản đã đạt được các thỏa thuận dài hạn để hơn 5 triệu tấn LNG mỗi năm từ các nhà cung cấp của Mỹ và Australia.

Thúy Vũ (Tổng hợp)
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại