Thứ bảy, 18/05/2024 | 22:51
RSS

Giá gas hôm nay ngày 4/5/2024: Trong nước tiếp tục giảm?

Thứ bảy, 04/05/2024, 05:27 (GMT+7)

Giá gas hôm nay ngày 4/5/2024 ghi nhận những biến động gì ở thị trường trong và ngoài nước. Hãy cùng cập nhật trong bài viết dưới đây.

Giá gas hôm nay ngày 4/5/2024 ở thị trường trong nước

Giá gas hôm nay ở thị trường trong nước vẫn đang được cập nhật. Hôm qua ngày 3/5 ghi nhận giá gas tiếp tục giảm kể từ ngày 1/5. Theo đó, với loại bình gas 12kg, các hãng gas sẽ giảm giá với mức giảm hơn 7.000 đồng/bình. Như vậy, giá gas bán lẻ trong nước đã giảm tháng thứ hai liên tiếp kể từ đầu năm đến nay.

Cụ thể, giá gas bình Petrolimex bán lẻ (đã bao gồm VAT) tháng 5/2024 tại thị trường Hà Nội là 448.800 đồng/bình dân dụng 12 kg; 1.795.200 đồng/bình công nghiệp 48 kg, lần lượt giảm 7.300 đồng/bình 12 kg và 29.100 đồng/bình 48 kg (đã bao gồm VAT).

Nguyên nhân giảm giá lần này do hợp đồng giá gas thế giới bình quân tháng 5 ở mức 582,5 USD/tấn, giảm 35 USD/tấn so với tháng 4 và cũng như biến động Tỷ giá USD nên ở trong nước thực hiện điều chỉnh theo mức giảm tương ứng.

Giá gas hôm nay ngày 4/5/2024: Trong nước tiếp tục giảm?

Giá gas hôm nay ngày 4/5/2024 trên thị trường thế giới

Giá gas hôm nay ở thị trường thế giới vẫn đang được cập nhật. Được biết, hôm qua ngày 3/5 giá gas giảm 0,25% xuống mức 2,02 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 6/2024.

Giá khí đốt dự kiến ​​sẽ tiếp tục biến động khi châu Âu hiện đang bắt đầu dự trữ nguồn cung cho mùa Đông tới. Bên cạnh đó, tình trạng ngừng hoạt động ngoài kế hoạch ở Na Uy trong mùa Hè, nhu cầu khí đốt tự nhiên cao hơn ở châu Á và việc chấm dứt thỏa thuận vận chuyển khí đốt hiện tại đối với khí đốt qua đường ống của Nga qua Ukraine vào cuối năm 2024 có thể làm giảm nguồn cung khí đốt cho châu Âu và thúc đẩy giá cả tăng cao.

Những bất ổn về thời tiết vào mùa Đông tới - sau hai mùa Đông tương đối ôn hòa - cũng đang khiến thị trường luôn lo lắng, bất chấp thực tế là châu Âu đã vượt qua mùa Đông 2023 - 2024 với mức khí đốt cao nhất được ghi nhận.

Theo trang Oilprice, giá khí đốt tăng dường như được kích hoạt bởi những lo ngại về việc chấm dứt dòng khí đốt của Nga. Năm 2019, Nga và Ukraina đã ký thỏa thuận vận chuyển khí đốt qua đường ống kéo dài 5 năm để cung cấp khí đốt cho châu Âu.

Thúy Vũ (Tổng hợp)
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại