Thứ năm, 25/04/2024 | 16:50
RSS

Giải đáp ngay: Thiếu máu lên não phải làm sao?

Thứ năm, 25/04/2024, 16:50 (GMT+7)

Thiếu máu lên não là tình trạng phổ biến khiến não bộ hoạt động kém hiệu quả. Thiếu máu lên não phải làm sao để giúp hạn chế quá trình tiến triển của bệnh và hạn chế những biến chứng nguy hiểm?

Tìm hiểu thiếu máu não phải làm sao

MỤC LỤC:
Thiếu máu lên não là gì?
Thiếu máu não có phổ biến không?
Nguyên nhân dẫn đến thiếu máu lên não
Thiếu máu lên não phải làm sao?

Thiếu máu lên não là gì?

Thiếu máu lên não là tình trạng bệnh lý nghiêm trọng, với nhiều triệu chứng khác nhau như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, suy giảm trí nhớ, suy nhược thần kinh…

Cơ chế bệnh sinh của tình trạng này là do giảm lưu lượng máu cung cấp cho não, khiến các tế bào não thiếu nguồn năng lượng cần thiết, không hoạt động hiệu quả. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của hệ thần kinh trung ương.

Chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời vô cùng quan trọng đối với người bệnh thiếu máu não. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể tiến triển và dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Do đó, việc nhận biết sớm các triệu chứng và thực hiện các biện pháp can thiệp phù hợp ngay từ đầu là rất cần thiết, giúp hạn chế quá trình diễn tiến của bệnh, cũng như ngăn ngừa những hậu quả tiêu cực có thể xảy ra.

Thiếu máu não có phổ biến không?

Thiếu máu não là tình trạng rất phổ biến, nhất là ở những người lao động trí óc và những người có tuổi.

Các thống kê cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân bị thiếu máu não trên thế giới cũng như Việt Nam chiếm từ 80 - 85% dân số.

Một số nghiên cứu cho thấy khoảng 20 – 30% người trẻ dưới 30 tuổi từng gặp vấn đề thiếu máu não. Tỷ lệ này thậm chí còn cao hơn ở những người trẻ có lối sống ít vận động, chế độ ăn uống kém.

Thiếu máu não là tình trạng rất phổ biến

Nguyên nhân dẫn đến thiếu máu lên não

Có hai nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thiếu máu não:

Do xơ vữa động mạch

Xơ vữa động mạch là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra thiếu máu não. Quá trình xơ vữa làm lòng động mạch bị dày lên và hẹp lại bên trong. Kết hợp với tình trạng mạch máu mất tính đàn hồi, co giãn kém do xơ cứng, điều này dẫn đến giảm lưu lượng máu cung cấp cho não.

Do thoái hóa cột sống cổ

Thoái hóa cột sống cổ cũng có thể gây ra thiếu máu não. Khi bề mặt xương sống trở nên gồ ghề, các đốt xương mọc gai, chèn ép vào động mạch đốt sống, làm giảm lượng máu lên não, dẫn đến tình trạng thiếu máu.

Một số nguyên nhân khác

Thiếu máu não còn do một số nguyên nhân khác gây ra:

  • Do bệnh mạch máu như dị dạng mạch máu bẩm sinh, viêm tắc động mạch…
  • Do các bệnh thần kinh như u não…
  • Do các yếu tố tim mạch như tăng huyết áp hoặc hạ huyết áp kéo dài, giảm tưới máu não do suy tim…

Thiếu máu lên não phải làm sao?

1. Dùng thuốc Tây điều trị

Tây y tập trung vào điều trị triệu chứng, có triệu chứng nào sẽ dùng thuốc điều trị triệu chứng đó. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần sử dụng thêm các thuốc hỗ trợ thần kinh và điều trị bệnh nền trong trường hợp bệnh nền là yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng thiếu máu lên não.

Kiểm soát các yếu tố nguy cơ: Dùng thuốc điều trị xơ cứng động mạch, tăng huyết áp, tiểu đường, mỡ máu cao…

Điều trị hỗ trợ thần kinh: Tăng chuyển hóa của tế bào thần kinh bằng các thuốc như piracetam, cerebrolysin, citicholin, ginkgo biloba, magnesi, vitamin B6, vitamin B12…

Điều trị triệu chứng:

  • Đau đầu: Thường giảm đau đầu bằng paracetamol
  • Chóng mặt: Thường sử dụng flunarizine, cinnarizin, Tanganil…
  • Mất ngủ: Thường sử dụng thuốc an thần gây ngủ, hormone…
  • Thiếu máu: Bổ sung sắt, vitamin C…

2. Chăm sóc hỗ trợ không dùng thuốc

Châm cứu

Châm cứu tại chỗ vùng đầu mặt cổ giúp tăng lượng máu lên não nhờ tác dụng kích thích thần kinh, thể dịch trong cơ thể.

Ngoài ra, áp dụng phương pháp đầu châm (luồn kim châm cứu vào da đầu tương ứng với các vùng vỏ não cụ thể) cũng giúp kích thích các vùng vỏ não tương ứng và tăng tuần hoàn não.

Châm cứu giúp thư giãn và tăng lưu thông máu

Xoa bóp, bấm huyệt

Xoa bóp, bấm huyệt giúp giãn cơ đầu mặt, lưu thông khí huyết tại vùng được xoa bóp, giúp thư thái tinh thần, thư giãn hệ thần kinh trung ương sau thời gian làm việc căng thẳng.

Mỗi người đều có thể tự xoa bóp, bấm huyệt cho mình hàng ngày, đây là phương pháp tiện lợi, dễ thực hiện, đem lại hiệu quả khá cao.

Tập luyện

Tham gia các hoạt động ngoài trời như đi bộ nhanh và chạy bộ (ví dụ mỗi lần 30 – 40 phút, 5 ngày một tuần), tham gia một số hoạt động văn hóa, thể thao như ca hát, khiêu vũ, quần vợt để tăng cường hoạt động tư duy trí não.

Thay đổi lối sống

Thay đổi lối sống là biện pháp quan trọng nhưng khó thực hiện. Bên cạnh việc duy trì tập luyện hàng ngày còn cần phải có thái độ lạc quan, tin tưởng, kiên trì và quyết tâm, chủ yếu tập trung vào việc duy trì lối sống lành mạnh, giữ cân nặng lý tưởng (BMI giữa 18 và 23), ăn uống điều độ (giảm mặn mỡ, tăng rau củ quả), có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, không hút thuốc lá, không lạm dụng bia rượu… góp phần làm giảm tiến triển quá trình xơ vữa – nguyên nhân chính của thiếu máu lên não.

3. Dùng bài thuốc Hoạt huyết Đông y

Để giải quyết thiếu máu lên não phải làm sao, nhiều người tin tưởng lựa chọn bài thuốc Hoạt huyết Đông y nhằm tăng cường lưu thông máu.

Tăng cường máu lưu thông sẽ đem theo oxy và các dưỡng chất nuôi dưỡng tế bào não, giảm và ngăn ngừa các triệu chứng do thiếu máu lên não gây ra.

Hiện nay, bài thuốc Hoạt huyết Đông y đã được chuyển giao cho nhà máy dược phẩm hiện đại chuẩn GMP-WHO, tạo nên thuốc Hoạt Huyết Đông y dạng viên nén tiện dụng và dễ bảo quản (ví dụ: Hoạt Huyết Nhất Nhất).

Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc, người bị thiếu máu não có thể tham khảo sử dụng.

Hoạt Huyết Nhất Nhất Tăng cường lưu thông máu

Chỉ định:
Trị các chứng huyết hư, ứ trệ. Phòng ngừa và điều trị thiểu năng tuần hoàn não (mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, mất thăng bằng, hoa mắt, ngủ không ngon, suy giảm trí nhớ, suy nhược thần kinh), thiểu năng tuần hoàn ngoại vi (đau mỏi vai gáy, tê cứng cổ, đau cách hồi, đau cơ, tê bì chân tay) thể huyết ứ; rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh do huyết ứ.

Hỗ trợ phòng ngừa và điều trị xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, nghẽn mạch, tai biến mạch máu não.

 

DS Nguyễn Lụa
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại