Thứ bảy, 27/04/2024 | 07:36
RSS

Giải mã bệnh mề đay là gì và cách khắc phục nhanh chóng nhất

Thứ bảy, 27/04/2024, 07:36 (GMT+7)

Bệnh mề đay là một trong những bệnh lý dị ứng phổ biến, xuất hiện ở mọi lứa tuổi và mọi thời điểm trong năm. Vậy bệnh mề đay là gì, do những nguyên nhân nào và xử lý ra sao?

Mề đay ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và công việc
 
MỤC LỤC: 
Bệnh mề đay là gì? 
Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh mề đay
Nguyên nhân gây bệnh nổi mề đay
Điều trị và phòng ngừa nổi mề đay
Kem bôi da thảo dược – làm dịu mề đay, mẩn ngứa

Bệnh mề đay là gì?

Bệnh mề đay (hay mày đay) là biểu hiện trên da của sự phóng thích histamine và các chất trung gian khác bởi tế bào mast (và các tế bào khác) khi có tác nhân kích thích.
 
Trong hầu hết các trường hợp, bệnh lành tính và có thể tự khỏi. Tuy nhiên, đôi khi, mày đay và phù mạch có thể là triệu chứng của sốc phản vệ hoặc dấu hiệu của các bệnh lý tiềm ẩn nghiêm trọng.
 
Mề đay phổ biến hơn ở trẻ em, phụ nữ từ 30 đến 60 tuổi và những người có tiền sử dị ứng.

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh mề đay

Nổi mề đay là một dạng của phát ban trên da, đặc trưng bởi sự xuất hiện của các vết ban nổi lên có giới hạn rõ, ngứa dữ dội.
 
Các vết ban có đường kính và hình dạng khác nhau, xuất hiện đơn lẻ hoặc tập trung thành từng mảng phẳng, nổi trên da.
 
Phù mạch (sưng), thường xuất hiện kèm theo mày đay, xảy ra ở các lớp da sâu hơn.
 
Bệnh thường xuất hiện đột ngột, rầm rộ, nhưng phần lớn các vết ban sẽ tự biến mất sau vài giờ đến vài ngày. 
 
Tuy nhiên, với một vài trường hơp, mề đay và phù mạch là dấu hiệu của tình trạng sốc phản vệ đe dọa tính mạng. 
 
Mề đay được chia thành 2 dạng: cấp tính hoặc mãn tính tùy theo thời gian mắc bệnh. Trường hợp kéo dài dưới 6  tuần được gọi là mề đay cấp tính, ngược lại nếu kéo dài hơn 6 tuần là mề đay mãn tính. 
 
Hầu hết các trường hợp mề đay mãn tính là vô căn (tức là không xác định được nguyên nhân).
 
Triệu chứng điển hình của bệnh mề đay là các vết ban trên da

Nguyên nhân gây bệnh nổi mề đay

Mề đay là kết quả của việc giải phóng nhiều chất trung gian vận mạch phát sinh từ sự kích hoạt miễn dịch (ví dụ, immunoglobulin E [IgE]) hoặc không miễn dịch (ví dụ, kích thích vật lý) của các tế bào.
 
Mề đay/phù mạch có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm các yếu tố ngoại sinh (ví dụ: thực phẩm, thuốc, chất tiếp xúc) hoặc tình trạng bệnh nội sinh với cơ chế dị ứng, viêm hoặc nhiễm trùng.
 
Bảng dưới đây liệt kê một số nguyên nhân gây bệnh phổ biến 
 
Môi trường Phấn hoa, mạt bụi, hóa chất, lông động vật, côn trùng cắn,...
Thực phẩm  Động vật có vỏ, cá, các loại hạt, trứng, sữa,...
Thuốc Thuốc kháng sinh, aspirin, thuốc chống viêm không steroid, thuốc giãn cơ, codeine, vancomycin, thuốc chống co giật, vắc xin, thuốc trị đái tháo đường,…
Bệnh lý Nhiễm trùng cấp tính, bệnh lupus, các bệnh tự miễn khác và bệnh bạch cầu
Các tác nhân khác Căng thẳng cảm xúc
Quá lạnh hoặc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
Mồ hôi quá nhiều
Phản ứng dị ứng với mủ cao su
 
Một số nguyên nhân gây bệnh mề đay

Điều trị và phòng ngừa nổi mề đay

Tránh các tác nhân
 
Nhiệm vụ khó khăn nhất nhưng quan trọng nhất trong việc kiểm soát mày đay là xác định nguyên nhân gây bệnh. 
 
 
Khi loại bỏ tác nhân kích hoạt, các triệu chứng của bệnh sẽ tự biến mất sau một thời gian nhất định. 
 
Dùng thuốc Tây y
 
Phương pháp để giảm triệu chứng cho tất cả các dạng mày đay ở người lớn và trẻ em là dùng thuốc kháng histamine H1 thế hệ thứ hai  như cetirizine hoặc loratidine. 
 
Corticosteroid liều cao có thể được dùng ngắn ngày trong các đợt bùng phát nghiêm trọng tuy nhiên thường không được khuyến cáo do nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng tới cơ thể.
 
Tiêm bắp adrenaline (epinephrine) được chỉ định trong các trường hợp sốc phản vệ hoặc sưng họng đe dọa tính mạng.
 
Các biện pháp chăm sóc tại nhà 
 
Ngoài việc dùng thuốc, người bệnh cũng có thể thực hiện một số biện pháp giúp giảm ngứa ngáy:
 
  • Chườm lạnh
  • Mặc quần áo cotton rộng rãi, tránh tiếp xúc với vùng da tổn thương
  • Tắm vòi hoa sen hoặc bồn tắm
  • Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời 
  • Thoa kem thảo dược giúp giảm ngứa do mề đay

Kem bôi da thảo dược – làm dịu mề đay, mẩn ngứa

Kem bôi da thảo dược là một giải pháp hữu hiệu trong việc giảm các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu do nổi mề đay gây ra. 
 
Người bệnh nên chọn kem thảo dược có thành phần là những dược liệu có khả năng kháng viêm, sát trùng, giảm ngứa như nghệ vàng, kim ngân hoa, hạt gấc, lá đào, diếp cá, dền gai, lô hội, dầu mè…
 
Không chỉ làm giảm mề đay, mẩn ngứa, kem bôi thảo dược còn giúp tái tạo da, hỗ trợ mau liền vùng tổn thương, chóng lên da non, giúp ngăn ngừa sẹo.
 
Kem bôi da thảo dược (ví dụ Kem Nhất Nhất) an toàn với làn da của cả người lớn và trẻ nhỏ. Sản phẩm có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tham khảo sử dụng.
 

KEM NHẤT NHẤT

Công dụng: 
Thanh nhiệt, tiêu viêm, sát trùng, giảm ngứa, giảm đau.
Làm dịu, ngăn ngừa phồng rộp, giúp nhanh lành vết bỏng.
Làm dịu, giúp nhanh lành vết thương, chóng lên da non.
Hỗ trợ tái tạo da, hỗ trợ mau liền da vùng tổn thương, giúp ngăn ngừa sẹo.
Làm giảm mề đay, lở ngứa, mẩn ngứa, sưng tấy do côn trùng đốt.

 

DS Thu Hà
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại